KH chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo sức khỏe cho trẻ năm học 2019-2020
PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG TRIỀU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI | Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 237/KH-MNHM | Bình Khê, ngày 25 tháng 9 năm 2019 |
KẾ HOẠCH NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
NĂM HỌC 2019 - 2020
Căn cứ hướng dẫn số: 855/PGDĐT–CMMN ngày 23 tháng 9 năm 2019, của Phòng giáo và đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học: 2019 – 2020
Thực hiện KH số 231/KH-MNHMI ngày 24 tháng 9 năm 2019 năm học 2019 – 2020 của trường Mầm non Hoa Mi .
Trường MN Họa Mi xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ năm học 2019 - 2020 như sau:
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nâng cao phát triển thể chất và quản lý tốt sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non.
- Nâng cao hiệu quả trong giáo dục vệ sinh cá nhân, GDBVMT, tạo cảnh quan sư phạm: "Xanh - Sạch - Đẹp và thân thiện" không dịch bệnh.
B. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Qui mô trường lớp
- Tổng số bếp ăn: 03
- Tổng số nhóm, lớp: 09 = 183 trẻ
Trong đó:
- Lớp mẫu giáo 5 tuổi: 2 lớp = 50 trẻ
- Lớp mẫu giáo 4 tuổi: 1 lớp = 22 trẻ
- Lớp mẫu giáo 3 tuổi: 3 lớp = 61 trẻ
- Nhà trẻ: 03 nhóm = 50 trẻ
- Tổng số học sinh ăn bán trú; Tỉ lệ: 100%
- Tổng số nhân viên: 06 người
Trong đó:
- Nhân viên y tế: 01 người
- Nhân viên hành chính: 01 người
- Nhân viên cấp dưỡng: 04 người
2. Thuận lợi
- Được sự quan tâm và chỉ đạo của Phòng GD& ĐT Đông Triều, sự quan tâm của Trung tâm y tế xã Bình Khê, Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện chế độ vệ sinh cho trẻ trong trường Mầm non.
3. Khó khăn
- Một số phụ huynh nhận thức về kiến thức dinh dưỡng - sức khỏe trẻ còn ở mức độ hạn chế.
- Đa số phụ huynh làm nghề nông nghiệp, kinh tế còn khó khăn, nên việc đầu tư cho trẻ với mức ăn ở trường còn thấp.
C. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Duy trì việc đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và an toàn tuyệt đối cho trẻ, huy động trẻ đến trường và vận động trẻ học bán trú 100%.
2. Tiếp tục làm tốt công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng và tuyên truyền về đổi mới giáo dục mầm non.
3. Đảm bảo thực hiện tốt quy trình bếp ăn một chiều.
4. Xây dựng thực đơn, khẩu phần dinh dưỡng đủ năng lượng, đủ chất và cân đối giữa tỷ lệ đạm; Nhà trẻ từ 13 đến 20 % năng lượng khẩu phần, chất béo 30 đến 40 %, chất bột từ 47 đến 50%; Mẫu giáo từ 13 đến 20 % năng lượng khẩu phần, chất béo 25 đến 35 %, chất bột từ 52 đến 60%;
5. Duy trì thực hiện các biện pháp phòng chống trẻ suy dinh dưỡng cân nặng, chiều cao, thừa cân - béo phì.
6. Tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp an toàn thân thiện.
D. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
I. Công tác chỉ đạo
1. Thực hiện các văn bản chỉ đạo
- Căn cứ Công văn số 795/PGD&ĐT ngày 09/9/2019 của Phòng giáo dục và đào tạo thị xã đông triều V/v hướng dẫn các khoản thu, chi ngoài ngân sách, trấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thị xã từ năm học 2019-2020.
- Công văn số 2204/SGDĐT-GDMN ngày 12/9/2019 của Sở giáo dục và đào tạo V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2019 - 2020".
- Thực hiện công văn số: 885/PGD&ĐT- CMMN ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Phòng giáo và đào tạo "V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học: 2019 - 2020".
- Thực hiện Công văn số 774/PGD&ĐT ngày 30/8/2019 của Phòng giáo dục thị xã Đông Triều V/v tăng cường công tác quản lý chất lượng bữa ăn bán trú trong các trường mầm non, các cơ sở giáo dục MNTT trên địa bàn thị xã năm học 2019-2020.
- Triển khai thực hiện chương trình sữa học đường theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của thủ tướng chính phủ phê duyệt sữa học đường, cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo.
2. Hệ thống hồ sơ số sách:
2.1. Sổ theo dõi các khoản thu
- Dùng để theo dõi tất cả các khoản thu trong trường học, được mở theo dõi cho từng nhóm (lớp). Được ghi sổ mỗi tháng một lần cho từng học sinh.
- Kế toán các nhà trường chịu trách nhiệm lập, theo dõi và quản lý theo qui định.
2.2. Sổ xuất, nhập thực phẩm
- Dùng để theo dõi những thực phẩm hoặc hàng hóa mua một lần dùng cho nhiều ngày, mua về nhập kho, khi sử dụng xuất kho. Sổ mở theo nguyên tắc mỗi thực phẩm được theo dõi trên một quyển hoặc một số trang trong một quyển.
- Kế toán các nhà trường chịu trách nhiệm lập, theo dõi và quản lý, sử dụng theo qui định.
2.3. Sổ theo dõi khẩu phần ăn
- Dùng để theo dõi khẩu phần ăn của trẻ trong nhà trường/cơ sở GDMN. Sổ theo dõi khẩu phần ăn được lập theo từng tháng.
- Đồng chí Nguyễn Thị Duyên phó hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo sử dụng theo quy định.
2.4. Sổ giao nhận thực phẩm hằng ngày
- Dùng để theo dõi việc giao, nhận thực phẩm từng ngày.
- Đ/c Xuân trực tiếp chịu trách nhiệm lập và quản lý theo quy định.
2.5. Sổ kiểm thực ba bước
- Dùng để theo dõi việc thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước giao, nhận thực phẩm từng ngày trong nhà trường. Sổ được lập theo từng tháng.
Giao cho đồng chí Hoàng Thị Thu Hiền nhân viên Y tế chịu trách nhiệm lập và quản lý theo quy định.
2.6. Hợp đồng thực phẩm: Hiệu trưởng nhà trường được chịu trách nhiệm lập và quản lý theo quy định.
2.7. Giấy chứng nhận bếp ăn đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm: Đ/c Hoàng Thị Thu Hiền nhân viên y tế chịu trách nhiệm quản lý theo quy định. (tháng 9/2019 Phòng y tế chỉ đạo các bếp ăn thực hiện cam kết bếp ăn đảm bảo VSATTP).
II. Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng
1. Công tác chăm sóc:
- Thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Liên Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học.
- Tổ chức khám sức khỏe định kì cho trẻ 2 lần/năm; thực hiện đo chiều cao, cân nặng, ghi và theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng cho trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên mỗi quý một lần, trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng cân, đo một lần. Kết quả, công khai và thông báo kết quả khám sức khỏe định kì, kết quả theo dõi quá trình phát triển thể lực của trẻ cho gia đình trẻ.
- Nhân viên y tế của nhà trường phối hợp cùng Trung tâm Y tế xã thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng và theo dõi tiêm chủng, công tác phòng chống dịch bệnh tại nhà trường theo qui định. Quản lý hồ sơ sức khỏe của trẻ tại phòng y tế.
- Nhân viên y tế phối hợp chặt chẽ với cô nuôi, giáo viên các nhóm, lớp thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, béo phì và trẻ khuyết tật học hòa nhập. Nhân viên y tế có trách nhiệm bồi dưỡng giáo viên ở điểm lẻ các kỹ năng sơ cứu ban đầu cho trẻ.
- Giáo viên các nhóm, lớp thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cho trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Duy trì thực hiện lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
- Tổ chức giấc ngủ cho trẻ: bố trí đủ trang thiết bị theo quy định, phù hợp theo mùa và đảm bảo vệ sinh; không cho trẻ nằm ngủ trên chiếu trải trực tiếp trên nền nhà; giáo viên thực hiện nhiệm vụ trực phải theo dõi và đảm bảo an toàn cho trẻ trong giờ ngủ.
- Nhân viên y tế báo cáo định kỳ hoạt động y tế trường học theo phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, gửi về trạm y tế xã và phòng giáo dục (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo công tác y tế trường học) trước 30/5 hằng năm. Đồng thời tự tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công tác y tế trường học vào cuối mỗi năm học.
- Tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích theo Thông tư số 13/2010/TT- BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phấn đấu trong năm học không để xảy ra tai nạn gây tử vong hay bị thương tích cho trẻ.
- Thành lập Ban chỉ đạo công tác Y tế trường học, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích và tổ chức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên diễn tập phòng chống cháy nổ .
- Tạo mọi điều kiện cho nhân viên y tế tập huấn và tổ chức tập huấn tại trường nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn thương tích cho giáo viên trong nhà trường.
- Cải tạo môi trường, thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các nguy cơ gây thương tích xảy ra trong nhà trường.
- Trang bị các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định.
- Truyền thông giáo dục tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
- Tăng cường công tác kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo vệ sinh, an toàn và thuận lợi thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Thực hiện mọi chế độ và quy định về dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh dịch. Chú trọng dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ an toàn cho bản thân theo yêu cầu chương trình.
- Chủ động phòng chống dịch bệnh trong nhà trường, giữ gìn môi trường sinh hoạt, dụng cụ ăn uống, đồ dùng, đồ chơi của trẻ của trẻ sạch sẽ để phòng chống một số bệnh do virut gây ra, dễ lây lan và gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
- Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra hoạt động của ban tiếp phẩm, có lịch khử trùng vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học, đồ dùng, vệ sinh cá nhân theo chỉ đạo của Trung tâm y tế.
- Duy trì thực hiện các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống béo phì. Phấn đấu hạ tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 3% ở thể nhẹ cân và thấp còi.
- Thành lập và ra Quyết định thành lập Ban quản lý bán trú, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại các các lớp, thực hiện tốt sổ sách bán trú.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế khẩu phần ăn của trẻ đủ năng lượng, đủ chất và cân đối các chất dinh dưỡng. Thực đơn phong phú hợp lý, sử dụng thực phẩm theo mùa; tăng cường chế biến các loại đậu, hạt trong bữa ăn cho trẻ.
- Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT/BYT-BGDĐT ngày 08 tháng 7 năm 2008.
- Thực hiện bếp ăn đạt qui trình bếp một chiều.
2. Công tác nuôi dưỡng:
2.1. Công tác bán trú và VSATTP
* Hồ sơ:
- Nhà trường mở đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ theo qui định tại Điều 25 Điều lệ trường mầm non và qui trình kiểm thực 3 bước. Đặc biệt là công tác giao nhận thực phẩm, bảo quản chế biến, lưu mẫu thức ăn thực hiện theo qui định.
+ Sổ theo dõi các khoản thu; (Mỗi lớp 1 quyển/năm)
+ Sổ xuất, nhập kho thực phẩm; (1 quyển/năm)
+ Sổ theo dõi khẩu phần ăn; (In ra từ phần mền gồm: Dữ liệu xuất trong ngày, dữ liệu tổng hợp dưỡng chất thực đơn)
+ Sổ giao nhận thực phẩm hàng ngày; (1 quyển/tháng)
+ Sổ kiểm thực 3 bước (1quyển/tháng)
* Cơ sơ vật chất:
- Bếp ăn hợp vệ sinh: Bếp ăn một chiều, được cấp giấy chứng nhận bếp ăn đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Hệ thống cống, rãnh thoát nước đảm bảo vệ sinh, có nguồn nước sạch được kiểm định tại TT Y tế dự phòng Tỉnh QN; Có đủ trang thiết bị, dụng cụ nấu ăn…. Đồ dùng dụng cụ chứa, đựng thực phẩm sống và thực phẩm chín phải riêng biệt (dao thớt, rổ, rá… ). Đồ dùng chia cơm và thức ăn cho học sinh phải có nắp đậy…
- Có kho bảo quản thực phẩm đảm bảo đủ điều kiện thích ứng với sự thay đối thời tiết, thông thoáng; Có phương tiện để chứa và bảo quản thực phẩm.
* Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Chọn mua thực phẩm: Nhà trường ký hợp đồng cung cấp thực phẩm với công ty trách nhiệm đủ điều kiện cung cấp hàng hóa, thực phẩm đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ, hệ thông hóa đơn tài chính, thanh toán minh bạch, rõ ràng, có năng lực đảm bảo bình ổn giá. Cơ sở cung cấp thực phẩm có cam kết trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh, chế biến nông lâm thủy sản Nguyễn Thị Phượng.
- Vệ sinh trong khi chế biến: Thực hiện nghiêm túc qui trình vệ sinh trong chế biến thực phẩm (sơ chế thực phẩm sống và đun nấu thực phẩm). Thực hiện lưu mẫu theo đúng qui định, ghi đầy đủ thông tin trên giấy liêm phong lưu mẫu.
- Vệ sinh khi chia cơm, thức ăn: Để dụng cụ chia cơm và thức ăn cho học sinh trên bàn kê cao; Đồ dùng chia cơm và thức ăn cho học sinh đảm bảo sạch sẽ, khô ráo, có nắp đậy. Bát, thìa, đồ dùng của học sinh trước khi ăn được sấy tiệt trùng.
- Vệ sinh nồi, xoong, đồ dùng đựng cơm và thức ăn cho học sinh sau khi ăn sạch sẽ. Thùng đựng rác có nắp đậy và dọn sạch hàng ngày.
- Vệ sinh bếp ăn: Bếp ăn được tổng vệ sinh hàng ngày: cọ rửa sàn nhà, bồn, chậu rửa, dụng cụ nhà bếp. Xoong, nồi sau khi dùng xong đánh, rửa sạch được úp khô ráo; rổ, rá, dao, thớt được phơi nắng, treo đúng nơi qui định (rổ, rá, dao thớt… dành cho thực phẩm sống và chín phải riêng biệt. Đảm bảo nguồn nước sạch cho học sinh sử dụng.
- Vệ sinh người nấu ăn: Nhân viên nấu ăn được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm và có giấy chứng nhận kiến thức VSATTP; móng tay cắt ngắn, đầu tóc gọn gàng, đủ bảo hộ lao động khi làm việc.
* Chất lượng bữa ăn
- Tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh cùng chăm lo tới bữa ăn cho trẻ như tăng mức tiền ăn từ 15.000đ lên 16.000đ và cho trẻ uống sữa 2 lần /tuần đối với trẻ mẫu giáo; trẻ nhà trẻ được uống sữa hàng ngày trong tuần.
- Kiểm tra VSAT thực phẩm hàng ngày, đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng.
- Trẻ được ăn đúng bữa, đúng giờ có khoa học.
- Nhà trường xây dựng thực đơn hàng ngày phù hợp theo mùa, thường xuyên thay đổi thực đơn theo tuần, tăng cường phối hợp nhiều loại thực phẩm, chế biến món ăn cho trẻ phù hợp với độ tuổi mầm non.
- Có kế hoạch riêng để bồi dưỡng nâng cao khẩu phần ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, béo phì.
- Có đủ nước sạch cho học sinh uống hàng ngày. Nước uống được đun sôi kĩ đựng trong bình có nắp đậy kín và sử dụng trong ngày. Mỗi trẻ có một ca riêng, thường xuyên cọ rửa, vệ sinh bình nước uống, ca, cốc… Thực hiện nghiêm túc việc rửa mặt và tay hàng ngày cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Có bảng công khai tài chính thường xuyên cập nhật thông tin về giá cả thị trường, đảm bảo việc cung ứng thực phẩm cho trẻ an toàn; giá các loại thực phẩm cung cấp phải đảm bảo sự bình ổn giá.
Trên đây là kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, sức khỏe cho trẻ năm học 2019 - 2020 của trường mầm non Họa Mi, đề nghị tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nghiêm túc thực hiện kế hoạch này./
Nơi nhận: - PGD&ĐT (để báo cáo); - Lưu: Hồ sơ bán trú | Người xây dựng kế hoạch Phó hiệu trưởng ( Đã ký) Nguyễn Thị Duyên |
- Công khai thu chi ngày 26/9/2019
- KH nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo năm học 2019-2020
- Công khai thông tin đội ngũ CBQL.GV.VN năm học 2019-2020
- CÔNG KHAI CƠ SỞ VẬT CHẤT GIÁO DỤC MẦM NON NĂM HỌC 2019-2020
- CÔNG KHAI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỰC TẾ NĂM HỌC 2019-2020
- CÔNG KHAI CAM KẾT CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
- KH Hội nghị CB,VC,GV,LĐ năm học 2019-2020
- Tài chính công khai ngày 17/9/2019
- Tài chính công khai ngày 17 tháng 9 năm 2019
- KH xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực năm học 2019-2020
- Thống kê số liệu học sinh, nhóm, lớp năm học 2019-2020
- Quy định hệ thống hồ sơ, sổ sách năm học 2019-2020
- KH giảng dạy của BGH tháng 9/2019
- Lịch trực BGH tháng 9/2019
- KH công tác tháng 9/2019