KH thực hiện công tác pháp chế năm học 2017 - 2018


PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG TRIỀU

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MN HỌA MI

Độc lập - Tự do -  Hạnh phúc

  Số: 88 /KHPC-TrMN

          Bình Khê, ngày 12  tháng 10  năm 2017

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁP CHẾ

NĂM HỌC 2017 -2018

           - Thực hiện công văn số 1035/PGD&ĐT ngày 10/10/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đông Triều V/v Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2017-2018 về công tác pháp chế.

          - Căn cứ vào thực tế tình hình nhà trường, trường Mầm non Họa Mi xây dựng kế hoạch thực hiện công tác pháp chế của nhà trường năm học 2017 - 2018 như sau:

            I. NHIỆM VỤ CHUNG

            1. Hoàn thiện thể chế, xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức pháp chế, đội ngũ những người làm công tác Pháp chế tại các cơ sở giáo dục và thực hiện tốt nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.

            2. Thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)  về giáo dục và đào tạo, các văn bản do thủ trưởng đơn vị ban hành để kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

             3. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế nhằm nâng cao chất lượng và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác pháp chế tại các đơn vị.

           4. Tăng cường tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục.

           5. Triển khai Chương trình số 102/CTr-SGDĐT-STP ngày 12/01/2017 về việc phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Sở Tư pháp và  Sở Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2017-2020.

             II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Kiện toàn đội ngũ theo dõi công tác pháp chế tại  nhà trường

Căn cứ tình hình thực tế để bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm thực hiện công tác Pháp chế tại đơn vị. Có năng lực, có kinh nghiệm quản lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên làm công tác pháp chế tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chuyên môn khác tổ chức.

2. Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đề xuất việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật với Phòng Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, lập đề nghị.

Tham gia xây dựng, góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

3. Công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

Nhà trường có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát các văn bản hành chính do đơn vị ban hành trong năm học như Quyết định, kế hoạch, hướng dẫn, thông báo; kiểm tra thể thức và thẩm quyền ban hành theo Quy định của pháp luật.

4. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Thực hiện Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 17/01/2017 của Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều về việc Ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017;  Kế hoạch số 295/KH-PGD&ĐT ngày 28/3/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2017. Tiếp tục triển khai đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" đến năm 2021.

Tổ chức truyền thông, phổ biến, quán triệt các văn bản luật, văn bản dưới luật mới ban hành, sắp có hiệu lưc, văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh có đối tượng và phạm vi điều chỉnh là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh và tình hình thực tiễn đơn vị, địa phương: Giáo dục, y tế, an toàn giao thông, vệ sinh, an toàn thực thẩm, phòng chống tham nhũng...Chú ý việc tuyên tuyền, phổ biến các quy định mới về giáo dục và đào tạo; các Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch hành động của Ngành giáo dục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành, của nhà trường, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và các quy định có liên quan do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể:

+ Đối với cán bộ, viên chức và người lao động: tập trung quán triệt nội dung, tinh thần và những điểm mới của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật tố chức chính quyền địa phương, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Bộ Luật Lao động; pháp luật về cán bộ công chức, viên chức, công vụ, giáo viên; nội quy, quy chế nội bộ, cải cách hành chính...

+ Đối với học sinh: Tập trung tuyên truyền về Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Luật Lao động, Luật Nghĩa vụ Quân sự, Luật Giao thông đường bộ...

Giáo dục ý thức và lợi ích của việc tuân thủ, chấp hành pháp luật; xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật; phê phán, đấu tranh vói những hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật gắn với xây dựng ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động trong nhà trường;

Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh; lồng ghép hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với các hoạt động ngoại khóa; đa dạng hóa hình thức, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục, ngành tư pháp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triến khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Tiếp tục bổ sung, nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật và các phương tiện, thiêt bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác phố biến, giáo dục pháp luật; chú trọng bổ sung, cập nhật thông tin phổ biến, giáo dục trên trang thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị; đánh giá và khen thưởng các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị.

5. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiếm tra việc thực hiện pháp luật

Hiệu trưởng có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực tại nhà trường, xây dựng kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật theo Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kết hợp chặt chẽ giữa công tác theo dõi thi hành pháp luật với tăng cường hoạt động kiếm tra việc thực hiện pháp luật đế kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc kiếm tra, xử lý việc chấp hành pháp luật về giáo dục trong nhà trường.

6. Công tác thi đua khen thưởng

Động viên, khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân có thành tích trong công tác pháp chế tại đơn vị hoặc đề xuất Hiệu trưởng khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế.

            III. NỘI DUNG:

1. Kiện toàn tổ pháp chế:

TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ trong ban chỉ đạo

Ghi chú

1

Nguyễn Thị Mến

 HT

Tổ trưởng

 

2

Trương Thị Tuyết

P.HT

Tổ phó (Thường trực)

 

3

Nguyễn Thị Duyên

P.HT

Tổ phó (Thường trực)

 

4

Bùi Thị Thoan

CTCĐ- PHT

Thành viên

 

5

Trần Thị Thúy Hồng

TBTTND

Thành viên

 

6

Hoàng Thị Biển Hên

Bí thư CĐ

Thành viên

 

7

Chu Thị Yến

TTCM

Thành viên

 

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:

a. Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên:

            Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến luật giáo dục, luật viên chức, luật công đoàn, luật lao động, luật bảo hiểm, luật xử phạt hành chính, luật thi đua khen thưởng…

            Tuyên truyền sâu rộng về thực hiện luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Pháp lệnh dân chủ cơ sở…

            Quán triệt các chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học bậc Mầm non của các cấp, điều lệ trường Mầm non, quy chế chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo…

            Tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết, văn bản liên quan đến các chế độ chính sách, liên quan đến giáo dục đào tạo…

            b. Đối với trẻ:

            Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật về an toàn giao thông,  bảo vệ môi trường  và tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

            3. Góp ý vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật:

3.1. Công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

- Cán bộ được phân công theo dõi công tác pháp chế của trường phải chủ động cập nhật, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục tại trường.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục ở địa phương do HĐND và UBND cấp thị xã ban hành và kiểm tra văn bản hành chính do mình ban hành có chứa quy phạm pháp luật.

- Nhà trường xây dựng báo cáo gửi Phòng GD&ĐT về kết quả rà soát văn bản và đề xuất phương án xử lý những văn bản quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật không còn phù hợp.

            - Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia góp ý vào các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác có liên quan một cách nghiêm túc, có chất lượng.

            - Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc sử đổi, bổ sung văn bản, đặc biệt là các văn bản liên quan đến lĩnh vực giáo dục.

            - Tham gia thi tìm hiểu về pháp luật khi các cấp tổ chức.

3.2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

            - Lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trong năm học tại trường. Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với lứa tuổi, và trình độ nhận thức của từng đối tượng. Phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chế độ chính sách mà người học và người làm công tác quản lý, giảng dạy là đối tượng được điều chỉnh theo kế hoạch số 592/KH-SGD&ĐT ngày 16/3/2016 V/v triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2016, kế hoạch số 142/KH-SGD&ĐT ngày 18/3/2016 của Sở GD&ĐT về việc tổ chức phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành.

 - Thực hiện nghiêm túc công văn số 727/STP-PBPL ngày 08/7/2016 của Sở tư pháp tỉnh quảng Ninh V/v hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý trong nhà trường năm 2016 và những công văn hướng dẫn tiếp theo.

- Tuyên truyền Nghị quyết số 29-NQ/TW Nghị quyết số 44/NQ-CP, Quyết định số 2653/QĐ-BGD&ĐT và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mới được ban hành phù hợp với nhận thức của học sinh.

- Tăng cường công tác trợ giúp pháp lý tại trường nhằm đảm bảo quyền lợi của trẻ em. Kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin về các trường hợp người chưa thành niên, trẻ em bị xâm hại quyền,  lợi ích hợp pháp, chính đáng thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý, hướng dẫn làm thủ tục đề nghị trợ giúp pháp lý và phối hợp với trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện các hoạt động trợ giúp nhằm xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng sử cho học sinh.

            - Nhà trường đảm bảo hệ thống tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Xây dựng, khai thác và sử dụng có hiệu quả Tủ sách pháp luật tại trường. Duy trì tổ chức thực hiện có hiệu quả mô hình Ngày pháp luật. Chủ động công tác tổ chức TTGD pháp luật theo chủ đề nhiệm vụ chính trị hàng tháng của trường.

             - Khai thác nội dung TTGD pháp luật trên trang thư viện điện tử của ngành Giáo dục. Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng TTGD pháp luật để tổ chức ngoại khóa, nghe chuyên gia các lĩnh vực báo cáo nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên.

            4. Xây dựng tủ sách pháp luật:

            Xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường theo các danh mục quy định

            Cập nhật, lưu trữ các văn bản quy phạm pháp luật, sách báo, băng đĩa, tranh ảnh, các tài liệu liên quan đến pháp luật…

            Sử dụng CNTT để xây dựng, cập nhật, bổ sung  tủ sách pháp luật.

            Tủ sách pháp luật được đặt trong thư viện nhà trường và giao cho văn thư hành chính quản lý và hoạt động theo đúng quy định.

            5. Ban hành và quản lý văn bản:

            Lập hồ sơ theo dõi, quản lý văn bản đi và văn bản đến theo quy định.

            Thực hiện nghiêm túc việc ban hành văn bản theo quy định tại thông tư 01/TT-BNV ngày 19/1/2011 của bộ nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

6. Công tác cải cách thủ tục hành chính.

- Niêm yết công khai quy trình giải quyết tại nơi tiếp nhận.

- Giải quyết đúng hạn 100% các hồ sơ hành chính đủ điều kiện theo quy địnhcủa tổ chức, CBGV,NV, học sinh có đủ các loại hồ sơ, sổ sách và trang thiết bị theo quy định.

            IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

            100% CBGV, NV phải nêu cao tính tích cực, tự giác trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức và chấp hành luật pháp. Thực hiện tốt chế độ phê bình và tự phê bình.

            Tổ pháp chế thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

            Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lồng ghép vào các buổi sinh hoạt hội đồng, chuyên môn, công đoàn, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, thi tìm hiểu…

            Tổ chức tốt các phong trào thi đua, các hoạt động văn nghệ TDTT tạo bầu không khí vui tươi thoải mái.

            Sưu tầm trang ảnh, băng hình và các tài liệu có liên quan để tuyên truyền, giáo dục

            Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là phụ huynh học sinh, ban tư pháp của xã…

- Bố trí đội ngũ giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng Giáo dục Pháp luật nếu cấp trên tổ chức để làm nòng cốt trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đơn vị, trường học.

- Tổ công tác giáo dục pháp chế của trường xây dựng kế hoạch; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác pháp chế trong đơn vị và đưa vào tiêu chí xét thi đua trong năm học.

- Nhà trường báo cáo kết quả thực hiện công tác pháp chế trước ngày 20/5/2018 về phòng GD&ĐT qua địa chỉ email: nttmaipgd@dongtrieu.edu.vn

Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác pháp chế năm học 2017-2018 của trường Mầm Non Họa Mi, đề nghị tất cả các thành viên quan tâm thực hiện tốt.

Nơi nhận:

- Thường trực thanh tra PGD ĐT(B/c);

- Lưu VT

HIỆU TRƯỞNG

( Đã ký)

Nguyễn Thị Mến

                                                      

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG MN HỌA MI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do -  Hạnh phúc

Số: 89 /QĐ-TrMN

      Bình Khê, ngày 13 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác pháp chế

Năm học 2017 - 2018       

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI

Căn cứ vào chức năng quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non tại điều lệ trường mầm non được ban hành theo văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT  ngày 24/12/2015.    

Căn cứ Công văn số 1035/PGD&ĐT ngày 10/10/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đông Triều V/v Hướng dẫn nhiệm vụ công tác pháp chế năm học 2017-2018      

            Căn cứ vào trình độ chuyên môn, năng lực công tác của từng cán bộ giáo viên nhân viên trong trường.

QUYẾT ĐINH

            Điều 1. Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện công tác pháp chế trong nhà trường năm học 2017 – 2018 gồm các ông (bà) có tên sau đây:

1. Bà Nguyễn Thị Mến - Hiệu trưởng                              Trưởng ban

2. Bà Trương Thị Tuyết - Phó Hiệu trưởng                Phó ban  

3. Bà Nguyễn Thị Duyên – Phó hiệu trưởng              Phó ban

4. Bà Bùi Thị Thoan - Chủ tịch CĐ                         Ủy viên           

5. Bà Trần Thị Thúy Hồng - TBTTND                       Ủy viên

6. Bà Chu Thị Yến – Tổ trưởng MG                         Ủy viên

7. Bà  Hoàng Thị Biển Hên - Bí thư chi đoàn           Ủy viên

Điều 2. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, cập nhật, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho CBGV,NV và học sinh trong trường. Bảo đảm cho nhà trường hoạt động tuân theo pháp luật

Điều 3. Các ông (bà) có tên ở điều 1 chịu trách nhiệm thi hành theo Quyết định này.                        

Nơi nhận:

- Thường trực thanh tra PGD ĐT(B/c);

- Như điều 1(T/h);

- Lưu VT

HIỆU TRƯỞNG

       ( Đã ký)

 

Nguyễn Thị Mến

                        

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIÈU

       TRƯỜNG MẦM NON  HỌA MI

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
   

                             Bình Khê, ngày 13 tháng 10 năm 2017

 

 

 

 

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO

 

 

 

THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁP CHẾ NĂM HỌC 2017-2018

( Kèm theo quyết định số: 89/QĐ-TrMN  ngày 13 tháng 10 năm 2017)

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

NHIỆM VỤ

1

Nguyễn Thị Mến

Trưởng ban

- Chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch. Bố trí cán bộ theo dõi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Phối hợp với Ban công an xã để tổ chức tuyền truyền pháp luật cho CBGV và học sinh nhà trường. Tổ chức cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn về công tác pháp chế do cấp trên tổ chức.

2

Trương Thị Tuyết

Phó ban

- Thực hiện công tác giám sát, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác thực hiện pháp chế trong GV,NV khu Quán Vuông và việc thực hiện pháp luật trong học sinh toàn trường. Xây dựng báo cáo kết quả giám sát, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong nhà trường.

3

Nguyễn Thị Duyên

Phó ban

- Thực hiện công tác giám sát, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác thực hiện pháp chế trong GVNV khu Bắc Sơn và việc thực hiện pháp luật trong học sinh toàn trường. Xây dựng báo cáo kết quả giám sát, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong nhà trường.

4

Bùi Thị Thoan

Ủy viên

- Thực hiện công tác tuyên truyền chính sách pháp luật, nâng cao đời sống cho đoàn viên công đoàn, vận động Đoàn viên Công đoàn thực hiện nghiêm túc pháp luật. Giám sát, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác thực hiện pháp chế trong đoàn viên Công đoàn nhà trường.

5

Chu Thị Yến

Ủy viên

- Là TTCM được bố trí trực tiếp làm công tác theo dõi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các thành viên tổ mẫu giáo và tổ nhà trẻ.

6

Trần Thị Thúy Hồng

Ủy viên

Thực hiện công tác tuyên truyền văn bản về chế độ chính sách, vận động GV, NV thực hiện nghiêm túc pháp luật. Giám sát, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác thực hiện pháp chế trong  tổ văn phòng

7

Hoàng Thị Biển Hên

Ủy viên

Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động Đoàn viên chi đoàn nhà trường thực hiện nghiêm túc pháp luật. Giám sát, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác thực hiện pháp chế trong Đoàn viên chi đoàn nhà trường.

 

                                                                                                                                   TRƯỞNG BAN

                                                                                                                                      ( Đã ký)

                                                                                                                              Nguyễn Thị Mến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                             


No comments yet. Be the first.