Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học MN họa Mi


PHÒNG GD-ĐT ĐÔNG TRIỀU

    TRƯỜNG MN HỌA M

                       Số: 77  /KH-TrMN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
   

    Đông Triều, ngày 01 tháng 9 năm 2015

 

KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC

NĂM HỌC 2015 -2016

 

I. Các văn bản pháp lý:

 Căn cứ Chỉ thị số 3004CT-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học  2013-2014;

          Căn cứ Thông tư số 43/2006/TT- BGDDT ngày 20 tháng 10 năm 2006 Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo;

 Căn cứ hướng dẫn công văn số 661/PGDĐT-GDMN về việc hướng dẫn thực

hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2015- 2016 

Căn cứ Hướng dẫn kế hoạch thanh tra năm học 2015 – 2016 của ngành GD&ĐTTX Đông Triều;

          Căn cứ vào thực tế của nhà trường và kết quả kiểm tra các năm học trước.

Trường Mầm non Họa Mi xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm học 2015-2016 như sau:

II. Mục đích yêu cầu:

1. Công tác kiểm tra nội bộ là hoạt động thường xuyên của nhà trường, là chức năng thiết yếu của công tác quản lý, giúp thủ trưởng đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ, tìm ra những giải pháp, biện pháp để đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra góp phần hoàn thiện, củng cố, phát triển nhà trường.

          2. Công tác kiểm tra nội bộ phải đảm bảo tính toàn diện, trực tiếp các nội dung và đối tượng trong nhà trường. Đối với GV, thông qua việc kiểm tra, nhà trường đánh giá được thực trạng năng lực của mỗi cá nhân từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với các tổ chức, bộ phận trong nhà trường, thông qua việc kiểm tra các nội dung, đối chiếu với các quy định để thủ trưởng đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ, từ đó điều chỉnh kế hoạch, tư vấn, thúc đẩy cá nhân, tập thể tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao. Thủ trưởng tự kiểm tra và điều chỉnh quá trình công tác góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao của nhà trường.

          3. Công tác kiểm tra nội bộ được thực hiện trên nguyên tắc: Thủ trưởng vừa là chủ thể kiểm tra, vừa là đối tượng kiểm tra.

          4. Công tác kiểm tra nội bộ trước hết là công tác tự kiểm tra của các cá nhân, tổ chức, toàn thể trong đơn vị về thực hiện nhiệm vụ được phân công, các loại hồ sơ sổ

sách theo quy định để tự điều chỉnh , hoàn thiện cá nhân và tổ chức của mình.

          5. Tất cả các nội dung kiểm tra nội bộ đều được lập biên bản, có chữ ký của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra. Hồ sơ sổ sách về công tác kiểm tra được bảo quản, lưu giữ cẩn thận theo quy định của điều lệ, quy chế.

III. Nhiệm vụ:

   1. Nhiệm vụ trọng tâm

 Tăng cường công tác kiểm tra toàn diện và chuyên đề trong năm học 2015 – 2016. Năm học tiếp tục đổi mới căn bản nền giáo dục .

Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", việc thực hiện phong trào "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và  phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"

 Kiểm tra việc thực hiện quy định dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT – BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

 Kiểm tra việc thực hiện công tác thu chi tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng

       2. Nhiệm vụ cụ thể:

Thành lập ban kiểm tra nội bộ

 Xây dựng kế hoạch  kiểm tra và triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường

 Triển khai thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường

 Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra. Ban kiểm tra nội bộ phối hợp với ban TTND giải quyết kịp thời các nội dung liên quan, kiến nghị Hiệu trưởng, đại diện các tổ chức đoàn thể - xử lý đúng thẩm quyền và kịp thời kết quả kiểm tra, các biểu hiện sai sót.

 Đánh giá, điều chỉnh, bổ sung đầy đủ vào kế hoạch năm học. Xử lý kết quả, báo cáo đánh giá toàn diện, rút bài học kinh nghiệm từng giai đoạn và cho năm sau

IV. Nội dung kiểm tra:

          1. Kiểm tra toàn diện:

 Thực hiện quy định về tổ chức, bộ máy của cơ quan, đơn vị, nhà trường; Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trong việc chấp hành các quy định pháp luật về giáo dục và các quy định pháp luật khác có liên quan, công tác quản lý.

Thực hiện quy định về các điều kiện đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục: đội ngũ, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thực hiện các khoản thu, chi…

 Thực hiện quy định về chuyên môn, nghiệp vụ: kế hoạch chăm sóc giáo dục, tổ chức công tác tuyển sinh.

 Thực hiện quy định về công khai, minh bạch trong cơ quan, đơn vị, nhà trường.

Thực hiện quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, thực hiện quy định về giải quyết khiếu nại tố cáo.

 Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và

người lao động.

2. Kiểm tra chuyên đề

Kiểm tra việc thực hiện ba công khai đối với Hiệu trưởng (Theo Thông tư 09).

Kiểm tra  hoạt động của tổ chuyên môn.

Kiểm tra hoạt động của y tế.

Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên.

Kiểm tra  thực hiện tự kiểm tra tài chính.

Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động.

Kiểm tra nề nếp các nhóm lớp.

Tự kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng.

Kiểm tra việc thực hiện dạy thêm, học thêm.

Kiểm tra công tác đánh giá trẻ theo chủ điểm.

Kiểm tra hoạt động của bộ phận nhân viên Kiểm tra công tác khảo sát đánh giá trẻ.

Kế hoạch kiểm tra hàng tháng

 

Thời gian

Nội dung kiểm tra

Đối tượng kiểm tra

Người phụ trách

 

Tháng 9

- Kiểm tra công tác tuyển sinh

- Hiệu trưởng

- Ban kiểm tra nội bộ

 

Tháng 10

- Kiểm tra toàn diện 2 giáo viên của giáo viên

- Giáo viên

- PHTCM+ TTCM

 

Tháng 11

- Kiểm tra giáo án

- Giáo viên

- BGH+ TTCM

- Kiểm tra toàn diện 1 giáo viên

- Giáo viên

- BGH+ TT CM

Tháng 12

- Kiểm tra toàn diện 4 GV

- Giáo viên

- BGH+ TT CM

 

Tháng 1

- Kiểm tra toàn diện

- Giáo viên

- BGH+ TT CM

- Kiểm tra bếp ăn

- Cô nuôi

- BGH

 

Tháng 2

- Kiểm tra việc huy động trẻ

- Nhà trẻ

- BGH

- Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, học sinh

- HT, Kế toán, thủ quỹ

- BKTNB

 

 

Tháng 3

- Kiểm tra toàn diện

- Giáo viên

- BGH+ tổ trưởng CM

- Kiểm tra việc đánh giá SKKN

- BGH

- BGH+ tổ trưởng CM

 

Tháng 4

- Kiểm tra hồ sơ phổ cập

- P.hiệu trưởng

- Hiệu trưởng

- Kiểm tra toàn diện

- Giáo viên

- BGH+ tổ trưởng CM

 

 

 

Tháng 5

- Kiểm tra các bộ phận

- Các bộ phận trong nhà trường

- BGH

- Kiểm tra đánh giá xếp loại hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên theo chuẩn

- Hiệu trưởng, PHT, giáo viên

- BKTNB

- Kiểm tra thi đua

- Hiệu trưởng

- BGH + TTND

 

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1.     Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất:

+ Kiểm tra giáo án, bài soạn:  

+ Kiểm tra hồ sơ sổ sách:

+Kiểm tra đột xuất các chuyên đề từng tháng

2.     Kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ  giáo viên:

          Theo kế hoạch tháng. Lực lượng kiểm tra: Các thành viên của Ban kiểm tra nhà trường thực hiện theo phân công nhiệm vụ cụ thể của Trưởng ban. Đối tượng được kiểm tra được báo trước 1 ngày.

3.     Kiểm tra công tác quản lí của nhà trường:

Thực hiện 2 đợt kiểm tra về công tác quản lý trong một năm học. Nội dung chủ yếu là kiểm tra việc thực hiện chế độ hồ sơ, sổ sách; việc thực hiện chế độ sinh hoạt. họp; việc xây dựng và thực hiện kế hoạch; việc lưu trữ và bảo quản hồ sơ...Các đợt kiểm tra này tiến hành lồng ghép với việc đánh giá chất lượng trường học. Đối tượng được kiểm tra là các tổ chuyên môn, các bộ phận công tác: tài vụ, tài chính... và các mặt công tác: Phổ cập GDMN và y tế vệ sinh trường học.

4.     Công tác kiểm tra của BGH nhà trường:

Kiểm tra chế độ dạy và học: kiểm tra thường xuyên hàng tuần. 

Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch: Hàng tuần.

Kiểm tra  chế độ hồ sơ: Hàng tháng.

Trong mỗi học kỳ có tất cả các mặt công tác, tất cả giáo viên, nhân viên đều được BGH kiểm tra, nhận xét.

5. Chế độ báo cáo và lưu trữ hồ sơ:

Sau mỗi nội dung kiểm tra các nhóm phải có báo cáo gửi trưởng ban

Báo cáo tổng kết kiểm tra nội bộ trường học nộp cho phòng GD&ĐT trước ngày 20/5/2016. Phó trưởng ban  hoàn thành và nộp cho Trưởng ban vào ngày 15/5/2016.

* Công tác lưu trữ hồ sơ kiểm tra: Tất cả hồ sơ thanh tra, kiểm tra, các văn bản, giấy tờ có liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra phải được lưu trữ nhà trường.

* Trưởng ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động thanh tra nội bộ trường học trong Hội nghị CBGV-LĐ đầu năm học.

Trên đây là kế hoạch  kiểm tra nội bộ trường học Trường MN Họa Mi  năm học 2015-2016, trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc các bộ phận cần có báo cáo kịp thời cho trưởng ban để  giải quyết.

 

Nơi nhận:  

-   Phòng GD & ĐT( B/c)

-   Các thành viên ban KT

-    Lưu.VP Trên trang web nhà trường

                   HIỆU TRƯỞNG

 

                           ( Đã kí )

 

                         

                     Lê Thị Phượng

 


No comments yet. Be the first.