KH xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực năm học 2019-2020
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 232/KH-MNHM | Bình Khê, ngày 24 tháng 9 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
"XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC"
NĂM HỌC 2019 - 2020
Thực hiện công văn số 885/PGDĐT-GDMN ngày 23 tháng 9 năm 2019, của Phòng giáo và đào tạo thị xã Đông Triều về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học: 2019 - 2020.
Căn cứ Kế hoạch số 231/KH-MNHM ngày 24/09/2019 kế hoạch năm học 2019-2020.
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, trường mầm non Họa Mi xây dựng kế hoạch "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tich cực" năm học 2019 – 2020 cụ thể như sau.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Mục đích, yêu cầu
- Phát động và tổ chức triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhằm:
- Huy động sức mạnh tổng hợp của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, của chính quyền địa phương, của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp; môi trường trường học an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và yêu cầu của xã hội.
- Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong học tập và tham gia các hoạt động xã hội một cách phù hợp và có hiệu quả.
- Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" năm học 2019-2020 nhằm đạt được các yêu cầu sau:
- Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm một số tồn tại về CSVC trường học cụ thể là sửa chữa và nâng cấp hệ thống điện, vệ sinh môi trường và những điều kiện về CSVC khác phục vụ hoạt động dạy và học.
- Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của trẻ trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường với thái độ tự giác, chủ động và sáng tạo.
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của CB-GV trong việc tham gia các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục học sinh.
- Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường trong việc xây dựng CSVC và môi trường sư phạm, cảnh quan trường, lớp học.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Năm học 2019-2020: 100% các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể hưởng ứng phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; đến cuối năm đạt các nội dung cơ bản của trường học thân thiện, học sinh tích cực, các chỉ tiêu chưa đạt trong năm học 2019-2020 sẽ phấn đấu duy trì danh hiệu "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" năm học 2019 -2020.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
- Thành lập Ban Chỉ đạo "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" cấp trường do Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp làm Trưởng ban, các thành viên BCĐ: Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Tổ trưởng tổ chuyên môn, Ban đại diện CMHS, Cán bộ y tế.
- Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" năm học 2019-2020 nhằm đạt được một số nội dung sau:
1. Về xây dựng trường, lớp xanh sạch, đẹp, an toàn
Đảm bảo trường lớp xanh-sạch-đẹp, an toàn:
+ Xanh: Tiếp tục chăm sóc, trồng cây xanh, cây bóng mát trong khuôn viên nhà trường; chọn các loại cây có tán lá, thân cây không có gai; trồng những luống hoa đẹp xen kẻ cây xanh….
+ Sạch: Có dụng cụ đựng rác, không vứt rác bừa bãi; nước thải sinh hoạt không bị ứ đọng, ô nhiễm, ruồi muỗi; nước uống, các bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Nhà vệ sinh sạch sẽ, có bảng phân chia nam, nữ; thiết bị đồ dùng học tập, đồ chơi, bàn ghế…phải thường xuyên quét dọn, lau chùi hằng ngày. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp, từng thành viên ban
+ Đẹp: Cảnh quan hài hòa, trang hoàng cổng, sân trường thẩm mỹ; Trang trí lớp đẹp; có cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa phù hợp; Đồ đạc xắp xếp gọn gàng, ngăn nắp; đồng phục học sinh gọn gàng, giản dị, phù hợp lứa tuổi. Tranh ảnh tuyên truyền, cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu, các bảng có nội dung giáo dục học sinh trong và ngoài phòng học cần phải được quan tâm; nếu rách, cũ là phải thay mới để tạo cảnh quan trường lớp khang trang, đẹp đẽ.
+ An toàn: Xây dựng nội quy trường lớp rõ ràng, công khai cho học sinh nghiêm túc thực hiện; có giải pháp phòng chống bạo lực học đường; tập trung giáo dục, tuyên truyền cho học sinh vào các buổi chào cờ, sinh hoạt về an toàn giao thông, phòng chống đuối nước, vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn giao thông, không chơi trò chơi điện tử bạo lực; phòng chống bạo lực học đường, cơ sở vật chất nhà trường an toàn như bàn ghế, cửa kính, hệ thống điện ánh sáng, quạt...
2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ, chú trọng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, giúp các em tự tin trong học tập.
- Nhà trường nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn do Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT quy định, thực hiện đầy đủ, đồng bộ và linh hoạt trong việc dạy và học. Chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin; chuẩn kiến thức, kỹ năng, giáo dục tích hợp và phương pháp phù hợp để tạo hứng thú cho học sinh.
- Có kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ việc bồi dưỡng học hoàn thành tốt nội dung các môn học. Quan tâm đến trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ khuyết tât, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, tránh làm tổn thương đến tâm sinh lý của trẻ, luôn khuyến khích, động viên trẻ để trẻ tự tin, mạnh dạn hơn.
- Tích cực tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường, tăng cường hoạt động ngoài giờ để tạo hứng thú, vui chơi cho học sinh. Đối với trẻ mầm non chú trọng đến mô hình phát triển vận động cho trẻ. Quan tâm, gần gũi, chia sẻ với trẻ tạo hứng thú cho trẻ thích đến lớp.
3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:
- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; giáo dục trẻ sinh kỹ năng giao tiếp với người lớn, cô giáo, bạn bè, với mọi người trong đời sống hàng ngày thông qua các buổi sinh hoạt hoạt động hằng ngày.
- Rèn luyện ý thức kỷ luật cho trẻ: vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế nói chuyện khi ăn, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy đinh, nhận biết và sử dụng đồ dùng cá nhân của mình…
- Tiếp tục tổ chức các hoạt động vui chơi nhằm tạo không khí cho trẻ chủ động khám phá, tìm hiểu và bày tỏ ý kiến của mình.
- Tổ chức tốt hoạt động lễ, hội trong nhà trường nhằm giúp học sinh hình thành các kỹ năng sống trong sinh hoạt, học tập. Đảm bảo an toàn giao thông và các kỹ năng thực hiện an toàn giao thông; kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp……..
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho mỗi giáo viên về việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng cho trẻ thường xuyên và thông qua hoạt động giáo dục hàng ngày.
4. Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh
- Nhà trường tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục cao, quan tâm đến việc ca múa hát sân trường, các trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian khác vào trường học một cách bền vững. Trong năm học 2018- 2019 nhà trường phải tổ chức một hoạt động lớn nhằm tạo không khí vui tươi, hào hứng cho học sinh như " Ngày hội đến trường", " Vui hội trăng rằm
III. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Nhà trường đã chú trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, phát động thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
- Vào đầu năm học mới tất cả CBGV-NV và học sinh của trường, các tổ chức trong nhà trường đều cam kết thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, Học sinh tích cực". Làm sao cho tất cả CB-GV-NV đều hiểu rõ được mục tiêu, yêu cầu và nội dung của "trường học thân thiện, học sinh tích cực"; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phù hợp với tình hình, điều kiện của nhà trường
2. Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
- Kết hợp với việc thực hiện nhiệm vụ năm học và thực hiện việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận động "Hai không" và cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo" và thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục trong năm học. Xây dựng mối quan hệ thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau, thân thiện giữa cô và cháu, cô và bố mẹ, thân thiện giữa trẻ với trẻ.
- Những việc làm trên phải được thể hiện trong kế hoạch của từng cá nhân, các tổ chức trong nhà trường hàng tuần, tháng, có đánh giá nhận xét, đúc kết rút kinh nghiệm vào cuối kỳ, cuối năm, đưa vào nội dung thi đua để xét khen thưởng và kỷ luật. Phân công nhiệm vụ cụ thể trong Ban Chỉ đạo để có kế hoạch theo dõi, tổ chức giám sát, chỉ đạo, đánh giá... kịp thời, khách quan mang lại hiệu quả tốt. Tiếp tục thực hiện "Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường", đặc biệt thực hiện tốt các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường.
3. Phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức trong và ngoài nhà trường
- Chỉ đạo việc phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường như Công đoàn, Hội Chữ thập đỏ và các ngành liên quan ở địa phương cùng với nhà trường có chương trình phối hợp tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
- Có kế hoạch cùng với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, cho học sinh, đảm bảo về cơ sở vật chất cho nhà trường đáp ứng các tiêu chí của trường học thân thiện, học sinh tích cực.
4. Tiếp tục đầu tư để xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp, an toàn
- Nhà trường thường xuyên tu sửa, mua sắm CSVC, thiết bị đảm bảo yêu cầu về chất lượng, không chỉ phục vụ các hoạt động dạy học mà còn đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ... Sửa chữa hệ thống điện, nước, xây dựng sân bãi, nhà để xe, trồng thêm cây xanh, ... đảm bảo an toàn, xanh, sạch đẹp
- Hằng ngày cô và trẻ vệ sinh lớp học cho sạch sẽ, thoáng mát. Trang trí lớp học theo chủ đề nhắm kích thích trẻ khám phá và hứng thú.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường đảm bảo theo các tiêu chí xanh sạch- đẹp của Bộ Giáo dục, phát động CB-GV-NV và học sinh tích cực trồng, chăm sóc cây cảnh, cây bóng mát từ ngoài đường, vào sân trường cho đến các phòng học, phòng làm việc.
- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường, phân công các khu vực vệ sinh chung cho từng lớp, phân công chăm sóc vườn, các bồn hoa, chậu cây trong sân trường, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh lớp học và vệ sinh chung.
- Cung cấp đầy đủ nước uống sạch hàng ngày cho CB-GV-NV trong trường. - Chú trọng việc giáo dục ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân cho học sinh.
5. Tập trung chỉ đạo công tác dạy và học đảm bảo tính hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ, giúp các em tự tin trong học tập.
- Thường xuyên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học đảm bảo yêu cầu lấy trẻ làm trung tâm. Trong năm học có các sáng kiến kinh nghiệm ở các tổ chuyên môn. Tổ chức có hiệu quả công tác thao giảng, coi đó là dịp để bồi dưỡng đội ngũ; Khuyến khích được sự chuyên cần, chủ động, sáng tạo của trẻ, chú trọng giúp đỡ trẻ học yếu, trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
- Tạo điều kiện và khuyến khích cho trẻ làm chủ trong các hoạt động, tự tin, mạnh dạn nêu ý kiến của mình. Thành lập các nhóm cốt cán bộ môn. Phát huy tối đa các phương tiện hiện đại, các phòng chức năng để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục, để trẻ trong nhà trường hoà nhịp được với bước tiến của thời đại công nghệ thông tin.
- Để hưởng ứng cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", các đoàn thể của nhà trường có nhiệm vụ chủ đạo trong công tác giáo dục tư tưởng nhận thức, nghiệp vụ, tay nghề cho mỗi đoàn viên giáo viên.
6. Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Chú trọng thực hiện nghiêm túc chuyên đề "Phát triển vận động" nhằm rèn luyện, giáo dục sức khoẻ, xây dựng thói quen và ý thức bảo vệ sức khoẻ;
- Dạy trẻ những kiến thức sơ đẳng, cơ bản về chăm sóc và bảo vệ bản thấn, biết phòng tránh tai nạn giao thông, đuối nước, bắt cóc…….
- Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thích ứng, kỹ năng vảo vệ môi trường,…
7. Tổ chức cho trẻ tham quan các di tích lịch sử, các công trình văn hóa và danh lam thắng cảnh của địa phương
- Bước đầu giáo dục cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh của địa phương. Cho trẻ tham gia cùng cô chăm sóc các di tích như: nhặt lá, tưới nước…Giáo dục cho trẻ tình yêu quê hương qua những buổi tham và hào hứng được tìm hiểu, tham quan
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Đối với Ban giám hiệu:
- Tổ chức phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" gắn liền với kế hoạch năm học của nhà trường
- Tham mưu với chính quyền địa phương huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả; phối hợp với Ban Đại diện CMHS, các cơ quan đóng trên địa bàn, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường cho học sinh.
- Phối hợp với Công đoàn thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức, bồi dưỡng nghiệp vụ, tay nghề cho mỗi thành viên trong HĐSP, tổ chức các hoạt động phong trào thi đua Hai tốt, thi đua trong hệ thống Công đoàn, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường; phối hợp, tổ chức các hoạt động giáo dục, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao cho học sinh và giáo viên trong nhà trường.
Cuối mỗi học kỳ, mỗi năm học tổ chức đánh giá sơ kết, đánh giá những kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm thực hiện cho những năm học tiếp theo. Xét khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sơ kết phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"vào cuối mỗi năm học, Tổng kết phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" vào cuối năm học 2019- 2020.
2. Đối với Tổ chuyên môn - GV chủ nhiệm:
- Tổ chuyên môn: Tổ chức phát động phong trào thi đua đến từng tổ, gắn với kế hoạch chuyên môn của từng tổ. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ phối hợp cùng với GV chủ nhiệm trong các công việc có liên quan đến việc thực hiện phong trào thiđua.
- GVCN: Cùng trẻ khen thưởng trẻ trong dịp cuối tuần, phát phiếu bé ngoan cho trẻ, nêu gương những bạn làm được việc tốt để trẻ được phấn khởi. Trong các hoạt động hằng ngày cô giáo khen thưởng kịp thời khi trẻ làm được những việc tốt để trẻ đươc phấn chấn tinh thần và phân biệt được đúng sai, điểu hay, lẽ phải.
- Cuối mỗi học kỳ, mỗi năm học các tổ chuyên môn tổ chức nhận xét, đánh giá việc thực hiện phong trào thi đua của từng tổ viên, đánh giá việc thực hiện phong trào thi đua của giáo viên chủ nhiệm và của các lớp.
4. Đối với giáo viên.
- Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ tích hợp các nội dung trên trong các hoạt động hằng; quan tâm tới trẻ cá biệt, trẻ có hoàn cảnh khó khăn giáo...Thường xuyên phối hợp với CMHS của lớp trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Khai thác ca giao, dân ca, trò chơi dân gian, dân ca ví dặm để giáo dục cho trẻ.
5. Đối với hội CHMS nhà trường:
Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường có nhiệm vụ:
- Phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết của Hội CMHS trong Đại hội đầu năm học, thực hiện các hoạt động giáo dục trong từng thời gian do Ban đại diện CMHS trường đề ra.
- Cùng nhà trường thực hiện tốt phong trào xây dựng cảnh quang nhà trường.
- Phối hợp với nhà trường hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với CMHS nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh.
- Phối hợp với nhà trường trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các ban đại diện CMHS các lớp.
V. TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
Nhà trường đánh giá theo hướng dẫn số: 1741/BGD&ĐT-GDTrH ngày 05 tháng 03 năm 2009 của Bộ giáo dục và đào tạo và tự chấm điểm theo bảng chấm điểm hướng dẫn của phòng giáo dục và đào tạo.
VI. KẾ HOẠCH CỤ THỂ:
Tháng | Nội dung thực hiện |
Tháng 9/2019 | - Xây dựng, kiện toàn BCĐ và bổ sung kế hoạch thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" theo điều kiện thực tế của đơn vị. - Tuyên truyền tới phụ huynh học sinh. Báo cáo tham mưu với UBND xã triển khai thực hiện kế hoạch "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". - Tổ chức tốt "Ngày hội đến trường", "vui Hội trăng rằm" |
| - Kiểm tra việc thực hiện của giáo viên về việc thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Tổ chức rút kinh nghiệm quá trình thực hiện phong trào thi đua " Xây dựng trường học, học sinh tích cực" lần 1. - Tổ chức kỷ niệm ngày TLHLHPNVN 20/10 : Tit tin, văn nghệ, thao giảng… |
Tháng | - Tổ chức ngày 20/11 với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thao giảng. - Kiểm tra việc thực hiện của giáo viên về việc thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" |
Tháng 12/2019 | - Tuyên truyền về truyền thống quân đội ND Việt Nam - Kiểm tra việc thực hiện của giáo viên về việc thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". |
Tháng 1/2020 | - Báo cáo kết quả học kỳ I năm học 2019-2020 - Kiểm tra việc thực hiện của giáo viên về việc thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". |
Tháng 2/2020 | - Tổ chức Tết trồng cây đầu xuân. - Tổ chức hoạt động "Mừng Đảng, mừng xuân" . - Tổ chức lao động dọn dẹp, khơi thông cống rãnh công trình vệ sinh. |
Tháng | - Tiếp tục chỉ đạo các lớp thực hiện nghiêm túc việc thực hiện phong trào" Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". |
| - Kiểm tra việc thực hiện của giáo viên về việc thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". - Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường |
| - Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Bác Hồ kính yêu. |
Trên đây là kế hoạch tổ chức triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" năm học 2019-2020 của trường màm non Họa Mi, đề nghị CB-GV-NV trong nhà trường, các bộ phận có liên quan thực hiện nghiêm túc kế hoạch này./.
| Người xây dựng kế hoạch Phó hiệu trưởng ( Đã ký) Nguyễn Thị Duyên |
- Thống kê số liệu học sinh, nhóm, lớp năm học 2019-2020
- Quy định hệ thống hồ sơ, sổ sách năm học 2019-2020
- KH giảng dạy của BGH tháng 9/2019
- Lịch trực BGH tháng 9/2019
- KH công tác tháng 9/2019
- KH tuyển sinh năm học 2019-2020
- KH hoạt động tháng 8/2019
- Kh công tác tháng 5/2019
- Lịch phân công lao động VSMTHĐ năm học 2018-2019
- Lịch phân công dọn VSMTHĐ
- KH giảng dạy của BGH tháng 5/2019
- Lịch trực BGH tháng 5/2019
- Kh công tác tháng 4/2019
- KH giảng dạy của BGH tháng 4/2019
- Lịch trực BGH tháng 4/2019